Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chỉ dẫn kỹ thuật thi công PCCC

Bài viết CHỈ DẪN THI CÔNG PCCC cho nhà ở và công trình

Chỉ dẫn thi công hệ thống tiếp địa

7.5.3.1. Thi công pccc đối với cọc nối đất
Các yêu cầu kỹ thuật thi công cọc nối đất, như: chiều sâu chôn cọc, phương pháp thi công, yêu cầu đối
với vùng đất xung quanh cọc: Cọc nối đất được chôn sâu 2 m so với cốt 0,0 thi công bằng phương pháp ép
cọc. Đất xung quanh cọc là đất có có khả năng dẫn điện cao. Trường hợp không lựa chọn đƣợc khu đất đáp
ứng yêu cầu thì phải tiến hành thay thế đất xung quanh cọc với đường kính 1 m bằng đất màu hoặc đất sét.
7.5.3.2. Thi công lưới tiếp địa
Các yêu cầu kỹ thuật thi công lưới tiếp địa, như: yêu cầu về chiều sâu chôn lưới tiếp địa, phương pháp
đấu nối khi thi công lưới tiếp địa: Lưới tiếp địa được rải ở độ sâu 1,00m so với cốt 0,00. Các dây (hoăc các
thanh) tiếp địa được nối với nhau và nối với dây dẫn sét bằng phương pháp hàn.
7.5.3.3. Thi công dây dẫn sét
Các yêu cầu kỹ thuật thi công dây dẫn sét, như: yêu cầu về việc cố định dây dẫn sét vào công trình,
phương pháp đấu nối dây (nếu cần).
7.5.3.4. Lắp đặt kim thu sét
Các yêu cầu kỹ thuật thi công lắp đặt kim thu sét, như: khoảng cách giữa các kim thu sét, phương pháp
cố định vào công trình, phương pháp đấu nối với dây dẫn sét,…
7.5.4. KIỂM TRA, NGHIỆM THU
7.5.4.1. Đo điện trở tiếp đất.
Các yêu cầu đối với việc đo điện trở tiếp đất, như: yêu cầu về thời tiết khi đo, thiết bị đo, số điểm đo,…
7.5.4.2. Nghiệm thu thi công PCCC hệ thống chống sét công trình
Các yêu cầu đối với công tác nghiệm thu, như: yêu cầu về thành phần tham gia nghiệm thu, các điều
kiện tối thiểu cần đáp ứng khi nghiệm thu, các mẫu biểu, biên bản nghiệm thu.


CHƯƠNG 7.6 – PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH
*****
7.6.1.THI CÔNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH
7.6.1.1. Những vấn đề chung
Phạm vi của chương: Chuơng này nêu các định nghĩa, thuật ngữ, các tiêu chuẩn áp dụng, yêu cầu đối
với vật liệu, chuẩn bị thi công, thi công PCCC và nghiệm thu công tác PCCC cho các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp.
7.6.1.2. Các chương và tài liệu liên quan
Các chương và các tài liệu liên quan: Chương 7.1-Cấp thoát nước; Chương 7.2-Hệ thống điện.
7.6.1.3. Các định nghĩa
-Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy dập tắt
đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở
ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ thống là sự kết hợp giữa các cấu trúc đường ống dẫn, hệ thống
van tự động hoặc bằng tay, các đầu phun dạng vỡ theo nhiệt độ cho trước, hệ thống đo lường giám sát và kích
hoạt, cụm bơm áp lực và bể chứa.
7.6.1.4. Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng
Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với công tác PCCC, bao gồm nhưng không giới hạn ở các
tiêu chuẩn sau:
-Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
165
-Quy chuẩn XD 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà ở
và công trình;
-TCVN 5738:1993-Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kĩ thuật;
-TCVN 4879:1989 (iSO 6309: 87)-Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn;
-TCVN 4878:1989 (iSO 3941: 77)-Phân loại cháy-Yêu cầu chung;
-TCVN 3254:1989-An toàn cháy. Yêu cầu chung;
-TCVN 5303:1990-An toàn cháy-Thuật ngữ và định nghĩa;
-TCVN 5738:2000-Hệ thống báo cháy tự động-Yêu cầu kỹ thuật;
-TCVN 5040: 1990-Thiết bị Phòng cháy và chữa cháy-Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy
-Yêu cầu kĩ thuật;
-TCVN 6103:1996-Phòng cháy chữa cháy-Thuật ngữ-Khống chế khói;
-TCVN 5760:1993-Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế,lắp đặt và sử dụng;
TCVN 7336:2003-Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
-TCVN 7161-1:2002Hệ thống chữa cháy bằng khí. Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu
cầu chung;
– TCVN 6100:1996 – Phòng cháy chữa cháy. Chất chữa cháy – Cacbon đioxit TCVN 6101 : 1996 –
Thiết bị chữa cháy. Hệ thống chữa cháy cacbon đioxit. Thiết kế và lắp đặt;
-TCVN 6102:1996-Phòng cháy chữa cháy. Chất chữa cháy. Bột;
– TCVN 7435-1:2004 – Phòng cháy, chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy- Phần
1: Lựa chọn và bố trí”;
– TCVN 7435-2:2004 – Phòng cháy, chữa cháy- Bĩnh chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần
2: Kiểm tra và bảo dƣỡng;
-TCVN 2622:1995-Phòng cháy,chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế;
-TCVN 3991:1985-Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng-Thuật ngữ, Định nghĩa
-TCVN 6160:1996-Phòng cháy, chữa cháy-Nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế;
-TCVN 6161:1996-Phòngcháy và chữa cháy-Chợ và trung tâm thƣơng mại-Yêu cầu thiết kế;
-TCXD 218:1998-Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy-Quy định chung;
7.6.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ, THIẾT BỊ BÁO CHÁY
7.6.2.1. Tủ báo cháy
-Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ báo cháy như: Khả năng phân vùng cháy, các tính năng kỹ thuật khác của
tủ. Tủ báo cháy loại địa chỉ, có trang bị đèn báo cháy, chuông báo cháy,… Trung tâm tiếp nhận và ra và ra lệnh
xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy và các modul. Đối với các công trình lớn và quan trọng, muốn hệ thống báo
cháy làm việc chính xác, kịp thời giúp cho việc chữa cháy nhanh chóng.
– Trung tâm báo cháy còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác tín hiệu báo cháy. Cụ thể là: khi
đầu báo hỏng, đường dây chập, đứt hoặc tủ có sự cố. Trung tâm sẽ báo bằng tín hiệu âm thanh và đèn chỉ thị
ngay trên tủ cũng như chuông và đèn tại các tầng.
– Trung tâm báo cháy phải có tính an toàn / bảo mật cao: phải giới hạn sự can thiệp vào hệ thống của
những người không có thẩm quyền. Quyền xâm nhập và can thiệp / cài đặt cấu hình hệ thống phải được chia
làm nhiều cấp để quản lý. Mỗi cấp có một mật khẩu để truy cập vào trung tâm báo cháy.
– Màn giao diện tương tác của tủ trung tâm là loại tinh thể lỏng LCD giúp nắm bắt thông tin nhanh
chóng, ưu tiên hiển thị các tín hiệu báo động, các ký tự được thể hiện rõ ràng, tối thiểu hiển thị được 8 dòng,
mỗi dòng 21 ký tự. Ngoài ra các phím bấm, đèn LED phải bố trí thuận tiện, dễ sử dụng và có thể kiểm tra tình
trạng ngay trên tủ.
-Tủ trung tâm báo cháy phải có bộ nhớ để lƣu trữ thông tin và có thể in ra giấy đồng thời hoặc khi cần
thiết bằng máy in phục vụ cho việc xác định sự cố hoặc công tác giám định của các cơ quan chức năng. Trung
tâm báo cháy phải có khả năng kiểm tra lại tín hiệu báo cháy.
– Khả năng nhận biết các sự cố hở mạch / ngắn mạch của các mạch nhận tín hiệu, mất bình điện dự
phòng hoặc nguồn điện cung cấp, mất tiếp đất.
– Báo hiệu nhanh và mô tả rõ ràng trên màn hình tinh thể lỏng, màn hình đồ hoạ các trƣờng hợp sự cố
và vị trí xảy ra sự cố làm ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống nhƣ đứt dây, chập mạch, mất đầu báo…
– Các thông tin trao đổi giữa tủ điều khiển với các thiết bị ngoại vi phải dựa trên phƣơng thức kỹ thuật
số, điều này làm tăng nhanh thời gian phản hồi từ các thiết bị báo cháy. Ngoài ra, tủ trung tâm phải có khả
năng kiểm tra đầu báo (về độ nhạy, số lần báo động, lần bảo dƣỡng gần nhất..) mà không cần phải đến tận nơi
kiểm tra.
-Trường hợp 1 trong bộ vi xử lý CPU hay card điều khiển mạng lưới đầu báo bị hỏng thì tủ trung tâm
vẫn phải có khả năng làm việc bình thường và các thiết bị báo cháy vẫn có thể gửi tín hiệu về trung tâm. Điều
này nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tối ưu trong mọi tình huống khẩn cấp.
– Riêng với tủ trung tâm báo cháy chính phải có các dây đèn LED có thể lập trình hiển thị trạng thái
máy bơm chữa cháy, công tắc dòng chảy, van báo động…
-Khả năng dễ dàng nâng cấp, thay thế phần mềm và phần cứng cũng như hệ thống dây liên kết có thể
mở rộng cho phép kết nối thêm kiểu mạch nhánh T-tap… mà không làm thay đổi kết cấu cơ bản của hệ thống.


Tin tức khác